Trụ Cứu Hỏa – Thiết Bị Phòng Cháy Chữa Cháy

Trụ Cứu Hỏa – Thiết Bị Phòng Cháy Chữa Cháy

Trụ cứu hỏa hay còn gọi là trụ chữa cháy, trụ nước chữa cháy. Trụ cứu hỏa là thiết bị phòng cháy chữa cháy chuyên dụng trong ngành phòng cháy chữa cháy được lắp vào đường ống cấp nước, dễ dàng bắt gặp các trụ cứu hỏa ở khắp các tuyến đường, mục đích của các trụ này là cấp nước cho nhân viên cứu hỏa làm công tác chữa cháy khi có cháy xảy ra

Trụ Cứu Hỏa

Trụ cứu hỏa là thành phần đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chữa cháy. Công dụng của trụ chữa cháy mang tầm chiến lược. Bởi không phải ở nơi nào xảy ra cháy cũng có sông có nước. Trụ cứu hỏa là giải pháp tốt nhất dự trữ nguồn nước sẵn sàng khi có sự cố về cháy xảy ra

Phòng Cháy Chữa Cháy

Hiện nay có rất nhiều trụ cứu hỏa được sử dụng với nhiều chủng loại khác nhau. Tùy thuộc vào vị trí lắp đặt mà trụ cứu hỏa được chia thành 2 loại chính:

  • Trụ cứu hỏa nổi: là loại trụ mà toàn bộ phần họng chờ đặt nổi lên mặt đất với chiều cao quy định trong tiêu chuẩn.
  • Trụ cứu hỏa ngầm: là loại trụ được đặt ngầm toàn bộ dưới mặt đất. Khi sử dụng lấy nước phải sử dụng cột lấy nước chữa cháy.

Cấu tạo của trụ cứu hỏa

Trụ cứu hỏa nổi: bao gồm các bộ phận:

  • Nắp bảo vệ trục van
  • Họng và nắp họng nhỏ
  • Thân trụ
  • Họng và nắp họng lớn
  • Trục van
  • Cánh van
  • Lỗ xả nước đọng
  • Xích bảo vệ nắp họng
  • Van

Pccc

Trụ cứu hỏa ngầm: bao gồm các bộ phận:

  • Nắp đậy bảo vệ
  • Bạc ren
  • Thân trụ
  • Cánh van
  • Lỗ xả nước đọng
  • Van

Cách lắp đặt trụ cứu hỏa

  • Trụ phải làm việc ở tư thế thẳng đứng. Yêu cầu về lắp đặt, khoản cách lắp đặt và thời gian bảo dưỡng trụ trong hệ thống dẫn nước theo quy định của cơ quan có thẩm quyền
  • Đối với trụ nổi lắp trên vỉa hè, cạnh đường giao thông phải đảm bảo điều kiện khoảng cách giữa các trụ nước và tường các ngôi nhà không dưới 5 mét và cách mép vỉa hè không quá 2,5 mét.
  • Khi lắp trụ nổi trên vỉa hè phải lắp họng lớn của trụ quay ra lòng đường, khoảng cách từ mặt đất đến đỉnh trụ là 700mm

Lưu ý thi lắp đặt trụ cứu hỏa:

  • Trong quá trình vận chuyển trụ và trong quá trình thi công lắp đặt, tránh tình trạng để phần đế dưới của trụ va đập mạnh xuống nền cứng hoặc vật cứng
  • Trong quá trình xiết bulông vào bích thép phải đảm bảo xiết đều trên toàn bộ xích, tránh tình trạng mắt bích bị vênh dẫn đến tình trạng bị bẻ gãy

Một số bất cập khi lắp đặt trụ cứu hỏa:

  • Người dân vẫn chưa ý thức được tầm quan trọng của trụ cứu hỏa nên dẫn đến tình trạng mất nắp trụ, thậm chí mất luông cả trụ, các trụ cứu hỏa được người dân tự ý mở sử dụng phục vụ sinh hoạt
  • Một sô chủ đầu tư chư thực sự quan tâm tới tầm quan trọng của trụ cứu hỏa nên không phát huy được hết công năng của trụ
  • Các cơ quan chức năng không quan tâm đến việc bảo trì, bảo dưỡng các trụ cứu hỏa khi các trụ có dấu hiệu bị gỉ sét hay không có nước. Nếu có sự cố xảy ra thì lượng nước không đủ cho công tác chữa cháy dẫn đến hậu quả vô cùng to lớn
  • Công tác tuyên truyền cho người dân về việc bảo vệ và giữ gìn tài sản của công còn hạn chế