Trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác bảo dưỡng PCCC rất quan trọng. Người đứng đầu phải đảm bảo rằng tất cả các quy định, luật lệ về PCCC được tuân thủ đầy đủ tại cơ sở. Đảm bảo các phương tiện, thiết bị PCCC được cung cấp từ các nguồn đáng tin cậy và có chất lượng. Đồng thời thực hiện việc kiểm tra định kỳ để phát hiện kịp thời các hư hỏng. Thông qua việc thực hiện đầy đủ các trách nhiệm, người đứng đầu sẽ góp phần tạo ra một môi trường làm việc an toàn. Giảm thiểu nguy cơ cháy nổ và nâng cao hiệu quả công tác PCCC tại cơ sở.
1. Thực trạng bảo quản hệ thống pccc
Trong công tác chữa cháy, giai đoạn đầu được coi là “thời điểm quyết định”. Bởi vì, vào thời điểm này, ngọn lửa vẫn chưa lan rộng và diện tích bị cháy còn nhỏ. Nên việc can thiệp của lực lượng tại chỗ có khả năng đạt hiệu quả cao hơn. Để thực hiện tốt giai đoạn này, các thiết bị chữa cháy tại chỗ đóng vai trò rất quan trọng trong việc dập tắt ngọn lửa.
Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế tại các cơ quan, tổ chức và cơ sở. Ta thấy việc quản lý và bảo dưỡng các phương tiện phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ còn nhiều thiếu sót. Nhiều nơi không thực hiện kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ. Không xây dựng quy trình bảo quản theo quy định. Thiết bị hỏng không được sửa chữa kịp thời. Những vấn đề này đã góp phần làm giảm hiệu quả của công tác chữa cháy ban đầu. Do thiết bị không thể hoạt động hoặc hoạt động không hiệu quả. Nguyên nhân chính của những thiếu sót này là do lãnh đạo các cơ quan, tổ chức. Họ chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm trong công tác phòng cháy chữa cháy và quản lý các thiết bị liên quan.
2. Trách nhiệm của người quản lý vấn đề bảo dưỡng pccc
Trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức và cơ sở trong việc quản lý, bảo quản và bảo dưỡng các phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ là gì? Hãy cùng khám phá những vấn đề này trong phần dưới đây.
Theo quy định tại Điều 13 của Thông tư số 17/2021/TT-BCA, ngày 05/02/2021 của Bộ Công an về quản lý, bảo quản và bảo dưỡng các phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, cơ sở được nêu rõ như sau:
– Tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện quản lý, bảo quản và bảo dưỡng các phương tiện này trong phạm vi quản lý của mình.
– Đào tạo cho cán bộ, nhân viên và người lao động về cách sử dụng các thiết bị PCCC
– Phân công nhiệm vụ cho những người phụ trách công tác quản lý và bảo trì các thiết bị này.
– Đảm bảo có kinh phí cần thiết cho công tác quản lý, bảo quản và bảo dưỡng.
– Kiểm tra và xử lý các vi phạm, hoặc kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền để xử lý các trường hợp vi phạm trong lĩnh vực này.
– Thống kê và báo cáo cho cơ quan cấp trên và các cơ quan có thẩm quyền về công tác quản lý và bảo dưỡng.
– Tổ chức lập hồ sơ và quản lý thông tin về các phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.
3. Vai trò của người đứng đầu trong việc quản lý bảo dưỡng pccc
Việc người đứng đầu cơ sở thực hiện đầy đủ trách nhiệm trong công tác PCCC, đặc biệt là quản lý, bảo quản và bảo dưỡng các phương tiện PCCC và cứu nạn, cứu hộ, đóng vai trò thiết yếu. Việc này giúp duy trì chất lượng và khả năng sẵn sàng hoạt động của các thiết bị này.
Công việc này đảm bảo cho phương tiện hoạt động hiệu quả. Giúp phát hiện sớm các sự cố kỹ thuật và hư hỏng. Kéo dài tuổi thọ của thiết bị. Hơn nữa, nó còn góp phần nâng cao hiệu quả trong việc sử dụng các phương tiện sẵn có. Kịp thời dập tắt đám cháy ngay từ khi mới phát sinh. Từ đó thực hiện tốt công tác phòng ngừa, ngăn chặn cháy lan và cháy lớn. Điều này phù hợp với phương châm: Lực lượng ở trong dân – Phương tiện ở trong dân – Hậu cần ở trong dân – Chỉ huy ở trong dân.
Ι >> Xem thêm: