Việc bảo trì hệ thống pccc là công việc cực kỳ quan trọng được lắp đặt nhằm mục đích đề phòng khi có sự cố về cháy nổ xảy ra. Các hệ thống pccc thường được sử dụng tại các khu nhà cao tầng, nhà chung cư, các trung tâm thương mại, các trụ sở của công ty, doanh nghiệp và xí nghiệp… Thi công lắp đặt một hệ thống phòng cháy chữa cháy đủ tiêu chuẩn sẽ giúp cho việc kịp thời phát hiện đám cháy và nhanh chóng chữa cháy làm giảm thiểu tối đa tổn thất thiệt hại. Nhưng để hệ thống phòng cháy chữa cháy hoạt động hiệu quả cần đảm bảo công tác bảo trì hệ thống đúng quy trình tránh những sự cố rủi ro xáy ra khi cần thiết. Hiện nay có rất nhiều đơn vị đã thực hiện tốt công tác bảo trì bảo bảo dưỡng hệ thống PCCC theo quy định của luật PCCC và các nghị định, thông tư có liên quan. Tuy nhiên để lựa chọn đựa đơn vị thi công bảo trì không bảo đơn giản vì hiện hay rất nhiều đơn vị không đủ năng lực, không làm đúng chuyên môn cũng tham danh ngành dịch vụ yêu cầu kinh nghiệm, kỹ thuật tốt. Vù vậy là chủ đầu tư bạn cần nắm rõ được quy trình bảo trì bảo dưỡng để có thể kiểm tra giám sát các công việc mà nhà thầu đang thực hiện. Chúng tôi xin gửi tới quy khách hàng, độc giả của phongchay.net quy trình bảo trình mới nhất năm 2020 mà chúng tôi đang cập nhật thường xuyên tới các bạn. Trong bài viết sẽ nêu rõ cách thực hiện công việc, thời gian, tần suất …. bảo trì hệ thống pccc.
Trước tiên cần tìm hiểu tại sao cần bảo dưỡng các thiết bị pccc
Mời các bạn xem một số hình ảnh sau đây để tìm hiểu 1 trong những nguyên nhân:
QUY TRÌNH BẢO TRÌ HỆ THỐNG PCCC CHUẨN
Thiết bị bảo dưỡng hệ thống báo cháy tự động
- Các thiết bị phục vụ công tác kiểm tra hệ thống như: đồng hồ vạn năng, thiết bị thử đầu báo cháy khói,nhiệt.
- Máy sấy
- Bộ dụng cụ cơ khí tháo lắp các loại đầu báo
- Dung môi làm sạch
- Thang,giáo…
-
Các yêu cầu đối với công tác bảo dưỡng.
- Đảm bảo sau khi bảo dưỡng các tính năng kĩ thuật ban đầu được khôi phục và duy trì.
- Không làm biến dạng, thay đổi đặc điểm kĩ thuật của thiết bị.
- Đưa các thiết bị của hệ thống về điều kiện làm việc tiêu chuẩn( điều kiện về điện cũng như điều kiện môi trường…)
-
Nội dung bảo dưỡng các thiết bị trong hệ thống
- Nội dung bảo dưỡng báo cháy khói
- Tháo, lắp đầu báo cháy khói khỏi đường truyền tín hiệu
- Vệ sinh công nghiệp đầu báo; tháo lắp các phần của đầu báo.
- Vệ sinh tiếp điểm đế đầu báo; lưới lọc
- Vệ sinh buồng quang học.
- Kiểm tra các thông số kỹ thuật của đầu báo cháy.
- Vệ sinh công nghiệp diện tích 4m quanh đầu báo.
- Kiểm tra hiệu chỉnh đầu báo.
đặc điểm riêng của các hệ thống chữa cháy tự động và phần lớn thời gian của sự vận hành nằm trong chế độ thường trực mà ở đó không phải tất cả các thành phần của chúng đều làm việc, ví dụ: trong hệ thống báo chữa cháy tự động chỉ có mạng điện của chúng ta là có dòng điện chạy qua, trong các hệ chữa cháy tự động ở chế độ thường trực chỉ có khoảng 80% các thành phần của chúng ở trạng thái làm việc còn lại những thành phần khác đều không làm việc trực tiếp. Cho nên trong quá trình vận hành ta cần đặc biệt lưu ý đến những yêu cầu nhiệm vụ của công tác bảo dưỡng kỹ thuật các hệ thống chữa cháy tự động. Trong quá trình bảo dưỡng các hệ thống chữa cháy tự động ta cần thấy rằng phần lớn các thành phần của chúng bị tác động của môi trường xung quanh như nhiệt độ áp suất, độ ẩm, độ rung, độ bụi… Cường độ của sự tác động này phụ thuộc vào vị trí, thời gian và điều kiện làm việc của chúng và cuối cung dễ dẫn đến làm hỏng hóc các thành phần của hệ thống, mất khả năng thực hiện nhiệm vụ đã đặt ra. Như vậy trong quá trình vận hành ở bất kì thời điể nào cung có thể xả ra hỏng hóc. Để loại trừ khả năng tình trạng này, nhất thiết phải thường xuyên kiểm tra và đồng thời phải tiến hành bảo dưỡng kỹ thuật những thành phần riêng biệt cũng như toàn hệ thống khi phát hiện những sai sót, hỏng hóc thì tiến hành ngay việc sủa chữa để kịp thời đưa hệ thống vào hoạt động trong thời gian nhanh nhất.
4.2. Nội dung bảo dưỡng các hệ thống chữa cháy tự động
- a) Bảo dưỡng các hệ thống chữa cháy bằng nước
Cũng như các hệ thống chữa cháy tự động, các hệ thống chữa cháy tự động nói chung và hệ thống chữa cháy tự động bằng nước nói riêng người ta phân định ra những công việc cụ hể cho từng giai đoạn kiểm tra. Bởi vì chỉ có trên cơ sở đó mới có kế hoạch hóa công việc cụ thể khi đó chất lượng của công tác kiểm tra mới cao và như vậy tác dụng của hệ thống thống tự động mới lớn.
* Những công việc phải thữ hiện hàng ngày:
– Thường thì phải vệ sinh thiết bị gồm: bơm; trung tâm điều khiển; các đồng hồ áp lực; – Kiểm tra hệ thống đường ống, vòi phun, vòi xối; – Kiểm tra môi trường lắp đặt, chế độ làm việc của bơm bù, bơm chính hoặc đầu báo cháy, nút ấn báo cháy. – Kiểm tra sự thích ứng của các thành phần của hệ thống với điều kiện môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, độ bụi… – Kiểm tra mức độ và áp suất khí nén trong các bể khí nén ( thiết bị kích thích) xem xét bên ngoài các thiết bị của hệ xem có hỏng hóc gì không – Kiểm tra áp suất của áp kế trên và dưới van kiểm tra máy mở * Những công việc phải thực hiện hàng tuần:
Ngoài công việc hàng ngày phải tiến hành thì những công việc hàng tuần phải làm là:
- Kiểm tra khả năng làm việc của máy bơm, độ kín của các điểm nối các thiết bị kiểm tra, đo của hệ.
- Kiểm tra trạng thái của các van khóa
- Làm sạch các chuông báo và cảm biến khởi bụi bẩn.
- Kiểm tra độ gắn chặt của đường ống và những rò rỉ có thể xảy ra với chúng.
- Kiểm tra sự làm việc của máy nén khí.
* Những công việc phải thực hiện hàng tháng
- Xem xét và kiểm tra các thiết bị điện của hệ thống ( như van an toàn, trạm điều khiển, hộp kỹ thuật điện, hệ thống điều khiển bơm, máy nén khí, dầu mỡ, thiết bị điện, các khóa điện, đường dây điện cung cấp chính và phụ) và các thiết bị sử dụng điện khác, xem xét khả năng làm việc của chúng.
- Kiểm tra độ cách điện của hệ thống với đất, hệ thống đường dây tín hiệu báo cháy, kiểm tra các tiếp điểm, đầu nối dây.
- Xem xét kiểm tra toàn bộ các thiết bị của hệ thống, nhất là đường dây tín hiệu báo cháy, kiểm tra các tiếp điểm, đầu nối dây.
- Kiểm tra các máy bơm và máy nén khí ( dầu mỡ của các ổ trục, các đầu mối đường ống hút xả…) tiến hành thông gió máy nén khí ( rửa) kiểm tra sự quay của roto của máy bơm.
- Kiểm tra tiếp xúc các rơle của hệ thống
* Những việc thực hiện theo năm:
Ngoài những việc phải làm trên còn phải:
- Xem xét và làm sạch bể khí nén, phục hồi và tăng cường khả năng chống rỉ của nó.
- Xem xét và làm sạch máy nén khí thay và sửa chữa những chi tiết hỏng.
- Thử độ kín của các van đối lưu
- Vệ sinh đường ống; xả nước vòi phun, vòi xối xem có sạch không; làm sạch bể nước có khí nén; kiểm tra độ kín của van.
- Kiểm tra khả năng truyền nước của các vòi phun.
- Đo điện trở tiếp địa của các thiết bị mạng điện.
* Những công việc phải tiến hành làm theo 3 năm 1 lần:
– Đo điện trở cách điện của các mạch điện dây dẫn động của các hệ thống – Rửa toàn bộ hệ thống, căn chỉnh toàn bộ thiết bị của hệ thống – Thử nghiệm khả năng làm việc của hệ thống ( ta chọn nơi nào đó rồi đốt xem khả năng chữa cháy của hệ thống ra sao) Tất cả những công việc được tiến hành theo từng giai đoạn thời gian đều phải ghi vào sổ theo dõi của hệ thống. Khi phát hiện những sai sót phải có biện pháp khắc phục ngay. Chú ý:
- Trong hệ thống chữa cháy Sprinkler, Drencher trục bơm thường thấp so với nguồn cung cấp nước hay bể nước ( không phải mồi nước), hàng ngày phải cho bơm hoạt động 3- 5 phút, để bánh công tắc trong guồng bơm luôn luôn được rà trơn và bớm làm việc tốt.
- Trong hệ thống chữa cháy spinkler, drencher có nhiều van một chiều, van mở cơ ( mở bằng tay) ở các thành phần đầu vào, đầu ra chủ yếu để phục vụ cho công tác bảo quản, bảo dưỡng hệ thống.
- Đối với bơm bù việc bố trí số lượng cung như vị trí đặt công tắc khởi động, công tắc áp lực phụ thuộc nhiều vào quan điểm thiết kế và khả năng tài chính của cơ sở.
- Giữa guồng bơm và đường ống phải lắp hệ thống khớp mềm để chống rung.