[ Quy trình bảo trì hệ thống PCCC đảm bảo an toàn ] – Việc bảo trì hệ thống pccc là công việc cực kỳ quan trọng được lắp đặt nhằm mục đích đề phòng khi có sự cố về cháy nổ xảy ra. Các hệ thống pccc thường được sử dụng tại các khu nhà cao tầng, nhà chung cư, các trung tâm thương mại, các trụ sở của công ty, doanh nghiệp và xí nghiệp… Thi công lắp đặt một hệ thống phòng cháy chữa cháy đủ tiêu chuẩn sẽ giúp cho việc kịp thời phát hiện đám cháy và nhanh chóng chữa cháy làm giảm thiểu tối đa tổn thất thiệt hại. Nhưng để hệ thống phòng cháy chữa cháy hoạt động hiệu quả cần đảm bảo công tác bảo trì hệ thống đúng quy trình tránh những sự cố rủi ro xáy ra khi cần thiết.
-
Bảo trí hệ thống báo cháy
Hệ thống báo cháy là phần không thể thiếu trong hệ thống phòng cháy chữa cháy vì đây là yếu tố quan trọng cho việc phát hiện hỏa hoạn khi vừa xuất hiện giúp cho công tác chữa cháy dễ dàng thực hiện.
Kiểm tra hệ thống báo cháy có báo hiệu khi xảy ra sự cố hay không, xác định lỗi và xử lý để đưa hệ thống hoạt động lại bình thường. Sau đó kiểm tra về chất lượng tín hiệu âm thanh và ánh sáng khi báo động.
Khi kiểm tra hệ thống báo cháy trung tâm cần mở tủ điều khiển PCCC FM200 và cắt nguồn xoay chiều cấp nguồn cho tủ điều khiển FM200 hay tắt CB nguồn cho tủ điều khiển. Nếu tủ điểu khiển hoạt động bình thường sẽ nghe tiếng bíp phát ra. Kiểm tra công suất của ắc quy trong 15 phút. Kết nối lại nguồn AC cho tủ điều khiển PCCC FM200. Tiếp tục tháo van kích hoạt của bình FM200 ra ngoài, trước khi kiểm tra các thiết bị để bảo vệ hệ thống xả khí ra ngoài. Mở van ra khỏi đầu nói van điện từ rồi kích hoạt ra khỏi bình FM200 và lưu ý phải tháo rời van khỏi vị trí đầu nối trước khi thực hiện.
Kiểm tra cảm biến bằng tạo khói vào trong đầu của cảm biến bằng thiết bị tạo khói. Xem hai đèn màu đỏ trên cảm biến và đèn nhấp trong tủ điều khiển có hoạt động không bằng cách kích hoạt đầu báo nhiệt và kiểm tra đèn báo, chuông trong tủ còn hay đã bị ngắt. Nhấn nút reset trong tủ để tắt chuông báo. Kiểm tra nút xả bằng tay và gắn lại van kích hoạt như ban đầu.
Chờ khoảng 15 phút sau để đảm bảo không còn khói trong phòng sever và các thiết bị. Sau đó tiếp tục làm sạch bụi các cảm biến bằng cách mở nắp chụp của các đầu báo khói và nhiệt. Các đèn led trên cảm biến cũng phải đảm bảo là sáng và nhấp nháy chậm. Kiểm tra các đèn báo lỗi trong tủ điều khiển đảm bảo các đèn đã sẵn sàng.
-
Bảo trì hệ thống bơm chữa cháy
Khi hỏa hoạn xảy ra cần có hệ thống bơm chữa cháy hoạt động tốt để để dập tắt đám cháy nhanh chóng tránh cháy lan ra các khu vực lân cận. Để hệ thống hoạt động hiệu cần chú ý đến việc bảo trì hệ thống tránh các rủi ro khi sử dụng. Khi bảo trì hệ thống cần lưu ý kiểm tra đến hoạt động của tủ điều khiển các máy bơm cứu hỏa và các máy bơm cứu hỏa.
Khi kiểm tra tình trạng của tủ điều khiển các máy bơm cứu hỏa cần lưu ý đến đèn pha để test xem nguồn 3 pha vào có đủ không. Kiểm tra đèn báo quá tải để text xem có máy bơm nào bị quá nhiệt hay quá tải hay không. Xem các giá trị điện áp nguồn vào có đủ không từ đồng hồ volt và ampe. Kiểm tra các CB xem có sự cố bất thường không, CB luôn phải ở trạng thái ON cả CB tổng và CB điều khiển. Test các tiếp điểm có đóng ngắt đúng hay không. Đo lại giá trị điện áp vào AC và nguồn ra DC của bình.
Tiếp tục kiểm tra các máy bơm phòng cháy chữa cháy, phân loại xem các máy bơm thuộc loại mấy bơm nào (máy bơm bù áp, máy bơm điện, máy bơm dầu diesel,..). Kiểm tra máy bơm đang ở trạng thái nào, có bị quá nhiệt hay không, tốc độ qua nhanh chậm hay bình thường, máy có tiếng kêu lạ hay bị rò rỉ điện hay không và trình trang dầu nhớt của máy có bị rò rỉ không. Cần lưu ý các đường ống cứu hỏa chính lên các tầng lầu có bị rò rỉ không và van khóa đường ống và đồng hồ đo áp lực nước đã chính xác chưa. Hệ thống các vòi phun nước cứu hỏa ở các tầng lầu cũng cần được kiểm tra kĩ càng.
Quy định về bảo trì bảo dưỡng hệ thống pccc được thể hiện rất rõ theo thông tư 52/2014 và TCVN 5738/2001. Chúng tôi xin trích dẫn lại dưới đây để bạn đọc tiện theo dõi
TCVN 5738:2001
-
Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các hệ thống báo cháy được trang bị tại các nhà máy, xí nghiệp, kho tàng, trụ sở làm việc, bệnh viện, trường học, rạp hát, khách sạn, chợ, trung tâm thương mại, doanh trại lực lượng vũ trang và các công trình khác có nguy hiểm về cháy, nổ.
Tiêu chuẩn này không áp dụng đối với các công trình được thiết kế theo yêu cầu đặc biệt.
2 Thuật ngữ và định nghĩa
2.1 Hệ thống báo cháy tự động (Automatic fire alarm system): Hệ thống tự động phát hiện và thông báo địa điểm cháy.
2.1.1 Hệ thống báo cháy thường (Conventional fire alarm system): Hệ thống báo cháy tự động không có chức năng thông báo địa chỉ của từng đầu báo cháy.
2.1.2 Hệ thống báo cháy địa chỉ (Addressable fire alarm system): Hệ thống báo cháy tự động có chức năng thông báo địa chỉ của từng đầu báo cháy.
2.1.3 Hệ thống báo cháy thông minh (Intelligent fire alarm system): Hệ thống báo cháy tự động ngoài chức năng báo cháy thường và địa chỉ còn có thể đo được một số thông số về cháy của khu vực nơi lắp đặt đầu báo cháy như nhiệt độ, nồng độ khói hoặc/và tự động thay đổi ngưỡng tác động của đầu báo cháy theo yêu cầu của nhà thiết kế và lắp đặt.
2.2 Hệ thống báo cháy bằng tay (Manual fire alarm system): Hệ thống báo cháy mà việc báo cháy chỉ được thực hiện bằng tay (không có đầu báo cháy tự động).
2.3 Đầu báo cháy tự động (Automatic fire detector): Thiết bị tự động nhạy cảm với các hiện tượng kèm theo sự cháy (sự tăng nhiệt độ, toả khói, phát sáng) và truyền tín hiệu thích hợp đến trung tâm báo cháy.
2.3.1 Đầu báo cháy nhiệt (Heat detector): Đầu báo cháy tự động nhạy cảm với sự gia tăng nhiệt độ của môi trường nơi lắp đặt đầu báo cháy.
2.3.1.1 Đầu báo cháy nhiệt cố định (Fixed temperature heat detector): Đầu báo cháy nhiệt, tác động khi nhiệt độ tại vị trí lắp đặt đầu báo cháy đạt đến giá trị xác định trước.
2.3.1.2 Đầu báo cháy nhiệt gia tăng (Rate of rise heat detector): Đầu báo cháy nhiệt, tác động khi nhiệt độ tại vị trí lắp đặt đầu báo cháy có vận tốc gia tăng đạt đến giá trị xác định.
2.3.1.3 Đầu báo cháy nhiệt kiểu dây (Line type heat detector): Đầu báo cháy nhiệt có cấu tạo dưới dạng dây hoặc ống nhỏ.
2.3.2 Đầu báo cháy khói (Smoke detector): Đầu báo cháy tự động nhạy cảm với tác động của các hạt rắn hoặc lỏng sinh ra từ quá trình cháy và/hoặc quá trình phân huỷ do nhiệt gọi là khói.
2.3.2.1 Đầu báo cháy khói i on hóa (ionization smoke detector): Đầu báo cháy khói nhạy cảm với các sản phẩm được sinh ra khi cháy có khả năng tác động tới các dòng i on hoá bên trong đầu báo cháy.
2.3.2.2 Đầu báo cháy khói quang điện (Photoelectric smoke detector): Đầu báo cháy khói nhạy cảm với các sản phẩm được sinh ra khi cháy có khả năng ảnh hưởng đến sự hấp thụ bức xạ hay tán xạ trong vùng hồng ngoại và / hoặc vùng cực tím của phổ điện từ.
2.3.2.3 Đầu báo cháy khói quang học (Optical smoke detector): Như 2.3.2.2
2.3.2.4 Đầu báo cháy khói tia chiếu (Projected beam type smoke detector): Đầu báo cháy khói gồm hai bộ phận là đầu phát tia sáng và đầu thu tia sáng, sẽ tác động khi ở khoảng giữa đầu phát và đầu thu xuất hiện khói.
2.3.3 Đầu báo cháy lửa (Flame detector): Đầu báo cháy tự động nhạy cảm với sự bức xạ của ngọn lửa.
2.3.4 Đầu báo cháy tự kiểm tra (Automatic Testing Function Detector – ATF): Đầu báo cháy có chức năng tự động kiểm tra các tính năng của nó để truyền về trung tâm báo cháy.
2.3.5 Đầu báo cháy hỗn hợp (Combine detector): Đầu báo cháy tự động nhạy cảm với ít nhất 2 hiện tượng kèm theo sự cháy.
2.4 Hộp nút ấn báo cháy (Manual call point): Thiết bị thực hiện việc báo cháy ban đầu bằng tay.
2.5 Nguồn điện (Electrical power supply): Thiết bị cấp năng lượng điện cho hệ thống báo cháy.
2.6 Các bộ phận liên kết (conjunctive devices): Gồm các linh kiện, hệ thống cáp và dây dẫn tín hiệu, các bộ phận tạo thành tuyến liên kết với nhau giữa các thiết bị của hệ thống báo cháy.
2.7 Trung tâm báo cháy (Fire alarm control panel): Thiết bị cung cấp năng lượng cho các đầu báo cháy tự động và thực hiện các chức năng sau đây:
– nhận tín hiệu từ đầu báo cháy tự động và phát tín hiệu báo động cháy, chỉ thị nơi xảy ra cháy.
– có thể truyền tín hiệu phát hiện cháy qua thiết bị truyền tín hiệu đến nơi nhận tin báo cháy hoặc / và đến các thiết bị phòng cháy chữa cháy tự động.
– kiểm tra sự làm việc bình thường của hệ thống, chỉ thị sự cố của hệ thống như đứt dây, chập mạch…
– có thể tự động điều khiển sự hoạt động của các thiết bị ngoại vi khác.
3 Quy định chung
3.1 Việc thiết kế, lắp đặt hệ thống báo cháy phải tuân thủ các yêu cầu, quy định của các tiêu chuẩn, quy phạm hiện hành có liên quan và phải được cơ quan phòng cháy chữa cháy có thẩm quyền chấp thuận.
3.2 Hệ thống báo cháy phải đáp ứng những yêu cầu sau:
– phát hiện cháy nhanh chóng theo chức năng đã được đề ra;
– chuyển tín hiệu khi phát hiện cháy thành tín hiệu báo động rõ ràng để những người xung quanh có thể thực hiện ngay các biện pháp thích hợp;
– có khả năng chống nhiễu tốt;
– báo hiệu nhanh chóng và rõ ràng mọi trường hợp sự cố của hệ thống;
– không bị ảnh hưởng bởi các hệ thống khác lắp đặt chung hoặc riêng rẽ;
– không bị tê liệt một phần hay toàn bộ do cháy gây ra trước khi phát hiện ra cháy.
3.3 Hệ thống báo cháy phải đảm bảo độ tin cậy. Hệ thống này phải thực hiện đầy đủ các chức năng đã được đề ra mà không xảy ra sai sót.
3.4 Những tác động bên ngoài gây ra sự cố cho một bộ phận của hệ thống không được gây ra những sự cố tiếp theo trong hệ thống.
3.5 Hệ thống báo cháy bao gồm các bộ phận cơ bản:
Trung tâm báo cháy, đầu báo cháy tự động, hộp nút ấn báo cháy, các yếu tố liên kết, nguồn điện. Tuỳ theo yêu cầu hệ thống báo cháy còn có các bộ phận khác như thiết bị truyền tín hiệu báo chaý, bộ phận kiểm tra thiết bị phòng cháy chữa cháy tự động …