Kiểm tra và bảo dưỡng pccc cho trạm bơm nước chữa cháy là công việc được tiến hành thường xuyên nhằm đảm bảo rằng hệ thống bơm hoạt động ổn định, các bộ phận của thiết bị đều trong tình trạng tốt. Vậy hiện nay, quy định về việc kiểm tra và bảo dưỡng trạm bơm nước chữa cháy được thực hiện như thế nào?
1. Kiểm tra và bảo dưỡng pccc cho hệ thống trạm bơm nước chữa cháy hàng tuần
Theo quy định tại tiểu mục 4.1, mục 4 của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 02:2020/BCA về Trạm bơm nước chữa cháy, quy trình kiểm tra và bảo dưỡng trạm bơm nước chữa cháy hàng tuần cần được thực hiện theo hai chu trình chính như sau:
1.1. Thực hiện kiểm tra trực quan
Bước 1: Kiểm tra xem tình trạng của nhà chứa hệ thống bơm
- Nhiệt độ trong phòng chứa bơm diesel không được thấp hơn 4,4°C nếu không có bộ sưởi động cơ.
- Ống thông gió phải thông thoáng, không bị cản trở.
Bước 2: Kiểm tra trạng thái hoạt động của hệ thống bơm nước.
- Các van dự phòng, đầu ra và đầu hút bơm cần được mở hoàn toàn.
- Đảm bảo không có rò rỉ ở đường ống dẫn nước.
- Các chỉ số đo áp lực đường hút phải nằm trong mức bình thường.
- Nguồn dự trữ nước phải đảm bảo đầy đủ trong bể.
- Màn lọc ở đầu hút nước phải sạch và được đặt đúng vị trí.
Bước 3: Kiểm tra hệ thống điện
- Đèn báo nguồn của bộ điều khiển phải sáng.
- Đèn báo công tắc chuyển giao phải sáng và hoạt động bình thường.
- Công tắc cô lập phải đảm bảo đóng nguồn dự phòng (khẩn cấp).
- Đèn báo đảo pha phải tắt hoặc đèn báo đổi pha phải sáng.
- Mức dầu trong cửa quan sát dầu của động cơ trục đứng phải bình thường.
Bước 4: Kiểm tra hiện trạng của các động cơ diesel
- Bình nhiên liệu phải đầy ít nhất ⅔ dung tích.
- Công tắc chọn bộ điều khiển cần được đặt ở chế độ tự động.
- Thông số điện áp và dòng nạp của ắc quy phải bình thường.
- Đèn báo ắc quy phải sáng, hoặc đèn báo lỗi ắc quy phải tắt.
- Tất cả các đèn báo động phải tắt.
- Bộ đo thời gian chạy của động cơ phải đang hoạt động.
- Mức dầu trong bộ truyền động bánh răng vuông góc và trong vỏ động cơ phải bình thường.
- Mức nước làm mát phải đạt mức chuẩn.
- Mức điện giải trong ắc quy phải bình thường.
- Vỏ ắc quy phải không bị ăn mòn.
1.2. Thực hiện kiểm tra rồi tiến hành thử nghiệm
Bước 1: Kiểm tra hoạt động không tải của máy bơm nước chữa cháy bằng cách khởi động bơm theo chế độ tự động hoặc thủ công.
- Đối với bơm điện: kiểm tra ít nhất 10 phút mỗi tuần.
- Đối với bơm diesel: kiểm tra ít nhất 30 phút mỗi tuần.
Bước 2: Giám sát và điều chỉnh theo các tiêu chuẩn dưới đây khi bơm đang hoạt động:
– Đối với hệ thống bơm:
- Ghi lại các thông số về áp suất ở đầu ra và đầu hút.
- Kiểm tra độ kín ở các điểm nối.
- Điều chỉnh lại chốt đệm khi cần thiết.
- Kiểm tra sự rung lắc hoặc tiếng ồn bất thường.
- Đo nhiệt độ làm việc của hộp số, ổ trục, và vỏ bơm.
- Ghi lại áp suất khi bơm khởi động.
– Đối với hệ thống điện:
- Giám sát thời gian động cơ đạt tốc độ tối đa.
- Ghi lại thời gian bộ điều khiển dừng lại ở bước đầu (khi khởi động với chức năng giảm áp hoặc giảm dòng).
- Ghi lại thời gian bơm chạy sau khi khởi động (đối với bộ điều khiển tự động dừng).
– Đối với các động cơ diesel:
- Theo dõi thời gian khởi động của động cơ.
- Theo dõi thời gian để động cơ đạt được tốc độ vận hành ổn định.
- Thường xuyên kiểm tra các chỉ số như mức dầu, tốc độ, nước, và nhiệt độ dầu khi động cơ vận hành.
- Phát hiện các vấn đề không bình thường của động cơ diesel.
- Kiểm tra lưu lượng nước làm mát trong hệ thống trao đổi nhiệt.
2. Kiểm tra và bảo dưỡng pccc đối với trạm bơm nước chữa cháy hàng năm
Theo quy định tại tiểu mục 4.2 mục 4 QCVN 02:2020/BCA, công tác kiểm tra và bảo dưỡng trạm bơm nước chữa cháy định kỳ hàng năm cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Tiến hành kiểm tra hiệu suất của cụm bơm nước chữa cháy, bao gồm việc đo lường lưu lượng nước tối thiểu, tối đa và lưu lượng nước định mức của bơm. Việc kiểm tra được thực hiện qua thiết bị kiểm nghiệm tiêu chuẩn để đảm bảo bơm hoạt động đúng yêu cầu.
Bước 2: Tiến hành giám sát trực quan và đo lường các chỉ số khi bơm vận hành, đặc biệt chú ý đến tình trạng đầu ra của nước. Cụ thể:
- Kiểm tra tình trạng không có nước (ngưỡng tối đa) bằng cách kiểm tra hoạt động của van xả dòng, van xả áp lực (nếu có) và kiểm tra trong vòng 30 phút.
- Kiểm tra các chỉ số lưu lượng nước, bao gồm điện áp, cường độ dòng điện của động cơ, tốc độ bơm, cũng như các thông số như áp lực đầu ra, đầu hút và lưu lượng xả.
2.1. Kiểm tra và bảo dưỡng pccc đối với hệ thống có van xả áp lực
Đối với các hệ thống có van xả áp lực, cần đặc biệt giám sát tình trạng của van này trong suốt quá trình vận hành.
Nếu hệ thống có công tắc chuyển giao tự động, phải kiểm tra hoạt động của công tắc để đảm bảo thiết bị bảo vệ chống quá dòng hoạt động chính xác. Các bước kiểm tra bao gồm:
- Mô phỏng tình huống mất điện khi bơm đang hoạt động với tải tối đa.
- Kiểm tra công tắc chuyển giao để chuyển sang nguồn điện dự phòng và đảm bảo bơm tiếp tục vận hành.
- Kiểm tra quá trình phục hồi nguồn điện thông thường sau khi tình huống giả lập kết thúc.
Cuối cùng, cần thực hiện việc kích hoạt hệ thống báo động, kiểm tra mạch báo động tại các vị trí cảm ứng để đảm bảo hoạt động của các thiết bị báo động cục bộ và từ xa.
3. Liên hệ công ty Ngày Đêm bảo dưỡng pccc đối với trạm bơm chữa cháy
Công ty chúng tôi chuyên cung cấp dịch vụ bảo dưỡng, kiểm tra và sửa chữa hệ thống trạm bơm chữa cháy. Chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng dịch vụ bảo dưỡng định kỳ, kiểm tra an toàn và tối ưu hóa hiệu suất của các thiết bị bơm chữa cháy.
Công ty chúng tôi luôn tuân thủ các tiêu chuẩn PCCC hiện hành và các quy định pháp lý liên quan, giúp các trạm bơm chữa cháy hoạt động hiệu quả, bảo vệ tối đa tính mạng, tài sản và môi trường. Chúng tôi tự hào là đối tác tin cậy của nhiều cơ sở, doanh nghiệp trong việc duy trì an toàn PCCC bền vững.
Ι >> Xem thêm: