Quy trình bảo dưỡng hệ thống PCCC nhà máy theo quy định

 

Các nhà máy bắt buộc phải trang bị hệ thống PCCC theo quy định, đảm bảo kịp thời xử lý sự cố cháy tại chỗ, hạn chế thấp nhất các thiệt hại do các đám cháy gây ra trong thời gian chờ đợi lực lượng PCCC tiếp cận.

Bảo dưỡng hệ thống PCCC là điều cực kì quan trọng, đảm bảo hệ thống hoạt động tốt trong bất cứ thời gian nào. Do các hệ thống một thời gian dài không hoạt động dẫn đến tình trạng rỉ sét, khói bụi bám, hoặc ành hưởng của các yếu tố môi trường. Nhiệm vụ của công tác bảo dưỡng bảo trì là kịp thời phát hiện các lỗ hỏng trong hệ thống, nhanh chóng khắc phục và tối ưu hoạt động của từng thiết bị.

Vì sao cần phải bảo dưỡng hệ thống PCCC nhà máy

Hệ thống PCCC nhà máy bao gồm các hệ thống phòng cháy, báo cháy và hệ thống chữa cháy, mỗi hệ thống có những thiết bị mang những chức năng riêng. Các chủ nhà máy thường chi một khoản cho hệ thống PCCC nhằm phòng những rủi ro không mai xảy đến, tuy nhiên không phải lúc nào hệ thống cũng hoạt động tốt, có thể do chủ quan hoặc khách quan mà hệ thống hoạt động không như mong muốn, vì vậy cần phải định kì bảo dưỡng, bảo trì hệ thống. Đây cũng là một trong những công tác có ý nghĩa hết sức quan trọng trong duy trì hoạt động của toàn bộ hệ thống, lại có thể đảm đảo tuổi thọ của các thiết bị.

Quy trình bảo dưỡng hệ thống PCCC nhà máy

Bảo dưỡng hệ thống PCCC phải tuân theo những quy trình được quy định, đảm bảo kiểm tra hết toàn bộ hệ thống, thứ tự bảo dưỡng có thể được tùy chỉnh theo cách mà các kỹ thuật viên thực hiện, tuy nhiên phải chắc chắn rằng toàn bộ hệ thống đều được kiểm tra.

  1. Bảo dưỡng tủ điều khiển hệ thống
  • Kiểm tra bảo dưỡng đèn báo pha: để xem nguồn 3 pha có bị mất pha không
  • Kiểm tra bảo dưỡng đèn báo quá tải
  • Kiểm tra bảo dưỡng đồng hồ Volt, Ampe xem giá trị điện áp nguồn vào có đủ không
  • Kiểm tra bảo dưỡng CB tổng, CB điều khiển bơm
  • Kiểm tra bảo dưỡng rơ le trung gian, delay time
  • Kiểm tra bảo dưỡng bộ sạc bình tự động
  • Kiểm tra bảo dưỡng hệ thống các máy bơm cứu hỏa
  1. Máy bơm điện và bù áp
  • Kiểm tra trạng thái của máy bơm: có bị quá nhiệt không; tốc độ quay có bình thường không, có tiếng kêu lạ không, kiểm tra xem máy có bị rò điện không.
  • Kiểm tra các cảm biến áp suất đường ống, bình giãn áp
  1. Máy bơm dầu Diesel
  • Có bị quá nhiệt không; tốc độ quay có bình thường không, có tiếng kêu lạ không
  • Kiểm tình trạng rò rỉ dầu nhớt của máy
  • Kiểm tra bình đề: volt bình , mực nước bình, các cọc tiếp xúc, tình trạng rò rỉ của bình.

  1. Bảo dưỡng các đường ống cứu hỏa
  • Kiểm tra bảo dưỡng các van khóa đường ống dẫn nước chính cấp cho các tầng
  • Kiểm tra bảo dưỡng các đường ống chính cấp nước cho các tầng có bị rò rỉ không
  • Kiểm tra bảo dưỡng đồng hồ đo áp lực nước
  • Kiểm tra bảo dưỡng hệ thống các vòi phun nước cứu hỏa ở các tầng
  1. Bảo dưỡng tủ báo cháy trung tâm
  • Kiểm tra sơ bộ bên trong và bên ngoài tủ xem có sự cố lạ không và ngay lập tức khắc phục
  • Kiểm tra bảo dưỡng các nút điều khiển trên tủ, đèn báo cháy các tầng
  • Kiểm tra bảo dưỡng bình ắcquy cung cấp nguồn cho tủ điều khiển : volt bình có đủ không, các điểm tiếp xúc có tố không, tình trạng rò rỉ của bình
  • Kiểm tra bảo dưỡng các đầu báo cháy, báo khói ở các tầng xem có ở trang thái bình thường không (các đèn báo nguồn có nhấp nháy đều không)
  • Test còi báo động chuông cứu hỏa; Tạo khói ở quanh các đầu báo để test xem còi báo động có hoạt động tốt không và kiểm tra các đèn báo cháy trên tủ điều khiển trung tâm

  1. Bảo dưỡng các thiết bị báo cháy
  • Kiểm tra vệ sinh các đầu báo khói, đầu báo nhiệt
  • Kiểm tra các nút nhấn báo cháy có hoạt động tốt không
  • Kiểm tra, vệ sinh chuông báo cháy, các đèn báo cháy, đèn sự cố, đèn thoát hiểm.
  • Sau khi kiểm tra tổng thể hệ thống, cần phải cho các máy bơm chạy từ 15-30 phút để kiểm tra lại bơm

 

Tags