Phương Tiện Chữa Cháy Tại Chỗ
Một trong những công tác chữa cháy hiệu quả nhất hiện nay là phương tiện phòng cháy chữa cháy tại chỗ. Phương tiện phòng cháy chữa cháy tại chỗ đảm bảo mục đích yêu cầu:
Phương Tiện Chữa Cháy
thông qua việc lập phương án chữa cháy tại chỗ để xác định rõ những điểm nguy hiểm để cháy xảy ra trong một cơ quan doanh nghiệp, qua đó đặt ra những tình huống cháy bố trí lực lượng, phương tiện chữa cháy, tổ chức huấn luyện báo động thử để khi xảy ra cháy chủ động dập tắt ngay.
Phương tiện chữa cháy tai chỗ luôn phải đảm bảo nguyên tắc phương châm “4 tại chỗ”.
Phương châm “4 tại chỗ” nghĩa là các định hướng, chỉ đạo về một vấn đề, tính huống hay sự cố cụ thể về công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại một đơn vị, địa phương hay địa điểm nhất định. Phương châm “4 tại chỗ” gồm: chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, vật tư và hậu cần tại chỗ.
Phương Tiện Chữa Cháy
– Chỉ huy tại chỗ:những người đứng đầu hay người được ủy quyền chịu trách nhiệm thực hiện việc chỉ huy công tác phòng cháy chữa cháy tại chỗ nhanh chóng, kịp thời.
– Lực lượng tại chỗ: đó là tất cả người dân sinh sống trên địa bàn khu dân cư, mà nòng cốt là lực lượng dân phòng
– Phương tiện tại chỗ: chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện phục vụ cho công tác phòng cháy chữa cháy, công tác cứu hộ, cứu nạn, nguồn nước và các vật liệu chữa cháy.
– Vật tư và hậu cần tại chỗ: là sự chuẩn bị sẵn sàng nguồn kinh phí, các nhu cầu thiết yếu cần thiết phục vụ cho công tác phòng cháy chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn.
Thiết bị Phòng Cháy Chữa Cháy
*Các loại phương tiện phòng cháy chữa cháy:
Hệ thống báo cháy: hệ thống báo cháy gồm các phương tiện có khả năng phát hiện ra các đám cháy đang bùng phát, cảnh báo cho người dân biết có hỏa hoạn để kịp thời có cách giải quyết. Một hệ thống báo cháy gồm 3 thành phần cơ bản:
– Trung tâm báo cháy: được thiết kế dạng tủ hình chữ nhật, thường có màu đỏ với các thiết bị chính như: mainboard, biến thế, ác quy dự phòng.
– Thiết bị đầu vào: là các đầu cảm biến, module giám sát giúp hệ thống nhận biết được đám cháy
– Thiết bị đầu ra: bao gồm: bảng hiển thị, chuông, còi báo động, đèn báo động
Phương tiện chữa cháy thông dụng: sử dụng các phương tiện chữa cháy thông dụng tại chỗ để kịp thời dập tắt các đám cháy luôn là biện pháp hiệu quả nhất. Các phương tiện chữa cháy thông dụng như:
– Bình chữa cháy bằng khí CO2. Bình chữa cháy CO2 thường được dùng để chữa các đám cháy nhỏ, mới phát sinh.
– Bình chữa cháy dạng bột. Loại bình này chữa các loại bột có khả năng kìm hãm phản ứng cháy và cách ly chất cháy với không khí, ngăn cản hơi khí cháy tiến vào vùng cháy, qua đó dập tắt đám cháy.
– Chăn chữa cháy: được làm từ sợi cotton, dễ thấm nước. Khi có đám cháy, nhanh chóng nhúng chăn vào nước, chụp lên đám cháy để ngăn lửa với môi trường xung quanh, ngăn cản sự cung cấp oxi cho đám cháy.
– Cát: thường được chữa các đám cháy chất lỏng.
Ngoài những phương tiện chữa cháy thông dụng trên thì một số nơi cũng được trang bị những phương tiện chữa cháy chuyên nghiệp mang đến hiệu quả cao như hệ thống chữa cháy Sprinkler, hệ thống hồng thủy, hệ thống chữa cháy khí,…