NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY
Theo một số thống kê, trong những năm gần đây không chỉ ở Việt Nam mà các nước trên thế giới cũng đã xảy ra rất nhiều vụ cháy mang tính chất đặc biệt nghiêm trọng. Các vụ cháy gây thiệt hại rất lớn về tính mạng và tài sản. Cháy đang là một vấn đề đáng báo động. Chúng ta cần phải hiểu biết để phòng ngừa các đám cháy có thể xảy ra.
Phòng cháy chữa cháy là tổng hợp các biện pháp, giải pháp kỹ thuật nhằm loại trừ hoặc hạn chế đến mức tối đa nguy cơ sảy ra cháy, nổ, đồng thời tạo các điều kiện thuận lợi, phù hợp cho công tác cứu người, cứu tài sản, chữa cháy, chống cháy lan hiệu quả và giảm thiểu tối đa các thiệt hại do cháy, nổ gây ra.
Phòng Cháy Chữa Cháy
Phòng cháy chữa cháy được hiểu là “phòng cháy” và “chữa cháy”
Cháy là phản ứng oxy hóa-khử nhiệt độ cao giữa chất đốt và chất oxy hóa, thường là oxy khí quyển, tạo ra các sản phẩm oxy hóa thường dạng hơi, trong một số hỗn hợp gọi là khói. Sự cháy tạo ra ngọn lửa, và tạo ra nhiệt độ đủ cho sự cháy tự duy trì
Có 3 yếu tố hình thành nên sự cháy là: chất cháy, Oxy (nồng độ phải lớn hơn 14%), nguồn nhiệt.
Dấu hiệu để nhận biết đám cháy:
– Mùi vị: tùy thuộc vào chất bị cháy mà có các mùi khác nhau: ví dụ như: Mùi khét: cháy điện, cao su, sợi bông,… Mùi thơm: mật, đường. Mùi khí sốc: SO2, SO3,…
– Khói: là sản phẩm của sựu cháy, sinh ra từ các chất cháy, chất cháy khác nhau sẽ có màu sắc khác nhau, màu sắc khói phụ thuộc vào điều kiện đủ không khí hoặc thiếu không khí.
PCCC
– Ánh lửa và tiếng nổ: là đặc trưng của phản ứng cháy
Phân loại đám cháy: dựa trên loại vật liệu bị cháy:
– Đám cháy lớp A: rắn bao gồm gỗ, giấy, vải, rác và vật liệu thông thường khác
– Đám cháy lớp B: chất lỏng dễ cháy như xăng dầu, sơn
– Đám cháy lớp C: các thiết bị điện và các đám cháy lien quan tới điện
– Đám cháy lớp D: kim loại và hợp kim dễ cháy
– Đám cháy lớp K: đám cháy ở khu vực bếp núc
Các biện pháp để phòng cháy nổ xảy ra:
*Đối với hộ gia đình:
– Cần trang bị các dụng cụ chữa cháy như đồ trự nước, xô thùng, bình chữa cháy CO2
– Học tập sử dụng các dụng cụ chữa cháy
– Không để các vật dụng, hàng hóa dễ cháy ở gần nơi có lửa
– Không dự trữ xăng dầu, khí đốt và các chất lỏng dễ cháy trong nhà
– Lắp đặt các thiết bị điện có chế độ ngắt tự động để phòng chống cháy chập điện trong nhà
– Không để trẻ nhỏ tiếp xúc với các vật liệu dễ cháy nổ như sử dụng bật lửa, chơi đùa trong bếp
– Trước khi ra khỏi nhà phải kiểm tra các thiết bị trong nhà và tắt các thiết bị điện không cần thiết
*Đối với nơi làm việc, cơ quan:
– Có niêm yết nội quy PCCC, biển cấm lửa, cấm hút thuốc, tiêu lệnh chữa cháy ở những nơi có nguy cơ cháy nổ cao.
– Trước khi tiến hành coong việc phải kiểm tra an toàn PCCC xem có đạt tiêu chuẩn hay không
– Sử dụng đảm bảo an toàn các chất nguy hiểm gây cháy nổ như xăng, dầu, khí đốt,…
– Hàng hóa trong kho phải được sắp xếp và bảo quản thật cẩn thận
– Lắp các thiết bảo vệ, báo động khi cháy xảy ra.
– Trang bị các phương tiện PCCC và có lối thoát hiểm khi có cháy xảy ra
– Xây dựng phương án tập PCCC