Hướng Dẫn Sử Dụng Bình Chữa Cháy

Hướng Dẫn Sử Dụng Bình Chữa Cháy

Hiện nay, các các cơ quan, xí nghiệp, nhà máy, khu vui chơi giải trí, siêu thị, cửa hàng hay cả các hộ gia đình chúng ta đều bắt gặp các bình chữa cháy. Nhưng không phải ai cũng biết các sử dụng loại bình chữa cháy này.

Hướng Dẫn Sử Dụng Bình Chữa Cháy

Bình chữa cháy CO2 là loại bình chữa cháy xách tay bên trong chứa khí CO2 79 độ C được nén với áp lược cao, dùng để dập tắt các đám cháy nhỏ mới phát sinh.

Bình chữa cháy CO2 được cấu tạo gồm: cò bóp, chốt kẽm, đồng hồ đo áp, vòi phun, và và vỏ bình.

Cách sử dụng và thao tác đơn giản thuận tiện và hiệu quả

Khi có đám cháy xảy ra, mang bình CO2 tiếp cận đám cháy,một tay cầm vòi phun hướng vào đám lửa tối thiểu là 0.5m còn tay kia mở khóa van bình. Khi mở van bình, do có sự chênh lện về áp suất, CO2 lỏng trong bình sẽ thoát ra ngoài thông qua hệ thống ống lặn và vòi phun chuyển thành dạng như tuyết thán khí, lạnh tới -79 độ C. khi phun vào đám cháy CO2 có tác dụng làm loãng nồng độ hỗn hợp hơi khí cháy, đồng thời làm lạnh vùng cháy dẫn tới đám cháy được triệt tiêu.

Phòng Cháy Chữa Cháy

Những lưu ý khi sử dụng bình chữa cháy:

– Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng, nắm kỹ tính năng tác dụng của từng loại bình để bố trí sử dụng dập tắt đám cháy cho phù hợp.

– Trong khi phun phải chờ tắt hẳn mới ngừng phun để tránh gặp nguy hiểm

– Khi dập các đám cháy chất lỏng phải phun phủ lên bề mặt cháy tránh trường hợp phun sục xuống chất lỏng.

– Khi phun cần tùy thuộc vào đám cháy mà chọn vị trí, khoảng cách đứng phun cho phù hợp nhất

– Không nên sử dụng bình để dập các đám cháy ngoài trời. Nếu có dùng, khi phun phải chọn đầu hướng gió.

– Chỉ được cầm vào phần nhựa, cao su trên vòi phun để tránh bị bỏng lạnh

– Trước khi phun bình CO2 ở trong phòng kín phải báo cho mọi người trong phòng ra hết và phải dự trù lối thoát sau khi phun xong

Pccc

– Không sử dụng bình CO2 để chữa các đám cháy có kim loại kiềm, than cốc, phân đạm. Nếu chữa các đám cháy này có thể gây ra các phản ứng hóa học làm nguy hiểm và khiến cho đám cháy trở nên nguy hiểm hơn

– Đặt bình ở nơi mát, dễ thấy, thuận tiện sử dụng khi có đám cháy xảy ra

– Thường xuyên kiểm tra , bảo dưỡng, thay thế nếu thấy bình CO2 có dấu hiệu hỏng hóc

– Kiểm tra lượng CO2 còn trong bình bằng phươnh pháp cân, nếu thấy lượng CO2 trong bình ít hơn ban đầu là bình bị rò rỉ khí.