Lắp đặt hệ thống PCCC cũng như bảo dưỡng, bảo trì hệ thống PCCC định kỳ là một yêu cầu bắt buộc tại các tòa nhà cao tầng hay nhà máy sản xuất. Quy định này đã được luật hóa tại nước ta và các nước trên thế giới. Điều đó cho chúng ta thấy vai trò của hệ thống PCCC cũng như vai trò của việc bảo trì hệ thống này.
Hệ thống phòng cháy chữa cháy hầu như không hoạt động và cũng không có nhà quản lý nào mong muốn sử dụng hệ thống này. Do tính chất đặc thù đó mà hệ thống PCCC có thể gặp một số lỗi do không được vận hành, chẳng hạn như rỉ sét, rách đường ống dẫn hay hỏng máy bơm. Do đó, mục đích của việc bảo trì hệ thống PCCC là nhằm kiểm tra toàn bộ hệ thống và khắc phục các lỗi phát sinh. Hệ thống phòng cháy chữa cháy không được bảo trì thường xuyên hoàn toàn có thể không hoạt động khi có tình huống cháy nổ xảy ra, hoặc không thể cảnh báo cháy nổ.
Chúng ta đều biết hậu quả của các vụ cháy là không thể tính toán được. Đám cháy có thể gây thiệt hại nghiêm trọng không chỉ về của cải vật chất mà cả tính mạng con người. Vì vậy, tại các tòa nhà cao tầng hay nhà máy sản xuất áp dụng quy trình quản lý tiên tiến, thì việc bảo trì hệ thống PCCC được họ thực hiện một cách đầy đủ, đúng thời hạn
Để hệ thống PCCC hoạt động ổn định và đạt hiệu quả cao thì cần phải có kế hoạch kiểm tra bảo trì bảo dưỡng thường xuyên, những người trực tiếp vận hành sẽ thành thạo hơn và luôn sẵn sàng khi có sự cố xảy ra.
Chúng tôi luôn tư vấn cho khách hàng của công ty về vài trò của công tác bảo trì hệ thống PCCC. Chúng ta không nên vì tiết kiệm chi phí nhỏ mà đặt cả hệ thống trước nguy cơ cháy nổ.
QUY TRÌNH BẢO TRÌ HỆ THỐNG PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY ( PCCC )
Bảo trì hệ thống phòng cháy chữa cháy là công việc cần có quy trình kỹ thuật chi tiết. Nhằm thực hiện các công việc theo một trình tự quy định cũng như tránh tình trạng thiết sót công đoạn bảo trì nào đó. Ngoài quy trình kỹ thuật chung, chúng tôi còn có quy trình kỹ thuật cụ thể khi khảo sát bảo trì tại hệ thống PCCC của khách hàng. Trong bài viết này chúng tôi sẽ liệt kê những điểm cơ bản nhất của công việc bảo trì hệ thống phòng cháy chữa cháy.
Kiểm tra hệ thống bơm cứu hỏa :
Bảo trì hệ thống pccc và báo cháy – kiểm tra bơm cứu hỏa
1. Kiểm tra tình trạng hoạt động của tủ điều khiển các máy bơm cứu hỏa:
– Kiểm tra đèn báo pha : để test xem nguồn 3 pha vào có bị mất pha không .
– Đèn báo quá tải: để test xem máy bơm có bị quá nhiệt hay quá tải không.
– Kiểm tra đồng hồ volt, ampe: xem giá trị điện áp nguồn vào có đủ không.
– Kiểm tra chế độ hoạt động của tủ (luôn ở chế độ auto).
– Kiểm tra CB tổng + CB điều khiển máy bơm: xem các CB có sự cố khác thường không, CB luôn ở trạng thái ON.
– Rơle trung gian + Delay timer: test xem các tiếp điểm có đóng ngắt tốt không.
– Kiểm tra bộ sạc bình tự động: giá trị điện áp AC vào và nguồn DC ra bình.
2. Kiểm tra các máy bơm cứu hỏa:
A. Máy bơm điện + máy bơm bù áp:
– Kiểm tra trạng thái của máy bơm: có bị quá nhiệt không, tốc độ quay có bình thường không, có tiếng kêu lạ không, kiểm tra xem máy có bị rò điện không.
B. Máy bơm dầu diezen: có bị quá nhiệt không, tốc độ quay có bình thường không, có tiếng kêu lạ không, kiểm tra xem máy có bị rò rỉ nước không?
– Kiểm tra tình trạng rò rỉ dầu nhớt của máy.
– Kiểm tra bình đề: volt bình, mực nước bình, các cọc tiếp xúc, tình trạng rò rỉ của bình.
C. Kiểm tra các đường ống cứu hỏa chính dẫn lên các tầng:
– Kiểm tra các van khóa đường đường ống dẫn nước chính cấp cho các tầng.
– Kiểm tra các đường ống chính cấp nước cho các tầng có bị rò rỉ không.
– Kiểm tra đồng hồ đo áp lực nước.
– Kiểm tra và bảo trì hệ thống báo cháy tự động và pccc có vòi phun nước cứu hỏa ở các tầng.
Kiểm tra hệ thống trung tâm báo cháy
Bảo trì hệ thống pccc và báo cháy – kiểm tra trung tâm báo cháy
A, Các thông số:
– Áp suất bình FM200
– Thông số bình Ắcquy
B, Chi tiết:
– Mở tủ điều khiển PCCC FM200.
– Cắt nguồn xoay chiều cấp nguồn cho tủ điều khiển FM200 hoặc off CB cấp nguồn cho tủ điều khiển.
– Kiểm tra nghe tiếng Bíp trong tủ điều khiển.
– Đo kiểm tra thử công suất ắcquy phải cung cấp ít nhất 15 phút.
– Kết nối nguồn AC lại cho tủ điều khiển PCCC FM200.
– Kiểm tra ghi lại thông số áp suất hiển thị trên đồng hồ.
– Áp suất trên đồng hồ phải là xấp xỉ 24 bar.
– Để bảo vệ cho hệ thống báo cháy không bị xả khí ra ngoài khi kiểm tra thì bắt buộc van kích hoạt của bình FM200 phải được tháo ra ngoài trước khi tiến hành kiểm tra thử thiết bị.
Bảo trì hệ thống pccc và báo cháy
– Mở van ra khỏi đầu nối van điện từ kích hoạt, ra khỏi bình FM200.
– Chú ý rằng bắt buộc van phải tháo rời khỏi vị trí đấu nối trước khi tiến hành.
– Sử dụng thiết bị để tạo khói vào trong đầu cảm biến thứ nhất.
– Kiểm tra hai đèn màu đỏ trên cảm biến và đèn nhấp nháy trong tủ điều khiển có hoặc không có.
– Kiểm tra bằng cách kích hoạt đầu báo nhiệt thứ hai và kiểm tra đèn báo và chuông trong tủ điều khiển còn hay bị tắt.
– Kiểm tra bao lâu thì đèn sáng nhấp nháy bên ngoài kèm với chuông được kích hoạt từ khi đầu báo khói và nhiệt được kích hoạt.
– Kiểm tra bao lâu thì thì bình FM200 có đèn báo đã kích hoạt trên tủ điều khiển. nghe tiếng kêu tách từ van kích hoạt.
– Chú ý rằng ta chỉ nghe tiếng tách từ van kích hoạt nhưng không xả khí do chúng ta đã mở van điện từ kích hoặt từ trước.
– Kiểm tra nút xả bằng tay.
– Nhấn nút Reset trong tủ điều khiển để tắt chuông.
– Gắn van kích hoạt vào lại vị trí cũ.
– Đợi 15 phút và đảm bảo rằng khói trong các thiết bị đã hết và trong phòng server không còn khói.
– Mở nắp chụp của các đầu báo khói và nhiệt để làm sạch bụi các cảm biến.
– Chắc chắn rằng các đèn led trên cảm biến là sáng và nhấp nháy chậm.
– Kiểm tra đèn báo lỗi trong tủ điều khiển không còn và tất cả các đèn đang vào vị trí sẵn sàng
Đưa toàn bộ hệ thống vào chạy thử
Bảo trì hệ thống pccc và báo cháy – chạy thử hệ thống
– Sau khi hệ thống chạy thử sẽ test điểm các đầu báo khói để kiểm soát và làm quen tình trạng hoạt động của hệ thống.
– Bàn giao và hướng dẫn lại cho nhân viên phụ trách tại đơn vị để quản lý và kiểm soát toàn bộ hệ thống.
– Bàn giao hệ thống báo động hoạt động đồng bộ sau khi bảo trì.
– Hướng dẫn nhân viên phụ trách vận hành và kiểm soát thiết bị toàn bộ công ty.
– Hoàn tất bản vẽ và hồ sơ bố trí thiết bị.
– Lập biên bản kiểm tra và bàn giao toàn bộ hồ sơ.
Đây là quy trình gồm các bước cơ bản nhất của công trình bảo trì hệ thống PCCC. Khi khảo sát công trình cụ thể của khách hàng, chúng tôi sẽ đưa ra các quy trình chi tiết hơn và phù hợp với hệ thống PCCC cụ thể đó.