Bảo trì bảo dưỡng hệ thống chữa cháy. Việc bảo trì bảo dưỡng hệ thống phòng cháy chữa cháy đóng vai trò hết sức quan trọng trọng việc bảo vệ tài sản và tính mạng con người.
– Một hệ thống chữa cháy sau khi bắt đầu đưa vào khai thác và sử dụng thì sau một thời gian có thể gặp trục trặc hay hoạt động không có hiệu quả. Hoặc tới thời gian bảo trì, bảo dưỡng mà không tiến hành bảo trì. Nếu xảy ra cháy có thể gây thiệt hại lớn về tài sản vật chất và tính mạng.
– Thực hiện bảo trì bảo dưỡng thường xuyên hệ thống chữa cháy sẽ giúp hệ thống luôn hoạt động tốt, luôn luôn sẵn sàng có sự cố xảy ra. Ứng phó một cách kịp thời, nhanh và hiệu quả nhất
Quy trình thực hiện bảo trì hệ thống chữa cháy hiện nay
– Tiếp nhận ý kiến và yêu cầu của khách hàng về dịch vụ bảo trì hệ thống chữa cháy tại nơi cần bảo trì sửa chữa.
– Nhân viên kỹ thuật của công ty Ngày Đêm sẽ đến hiện trường khảo sát thực tế những điểm cần bảo trì trên toàn hệ thống PCCC.
– Sau khi bộ phận kỹ thuật đến khảo sát Ngày Đêm sẽ gởi báo giá cho khách hàng về những nội dung được yêu cầu và thực tế cần làm để hệ thống hoạt động tốt
– Tiến hành trao đổi kỹ thuật với khách hàng và ký kết hợp đồng thực hiện.
– Thực hiện công việc bảo trì, bảo dưỡng theo nội dung hợp đồng bảo dưỡng hệ thống chữa cháy.
– Kiểm tra chất lượng kết quả sau dịch vụ và tiến hành nghiệm thu công trình.
Các bạn có thể quan tâm: Dịch vụ bảo trì bảo dưỡng hệ thống chữa cháy
Bảo trì hệ thống chữa cháy gồm
1. Kiểm tra bảo dưỡng bảo trì hệ thống máy bơm PCCC
– Kiểm tra tình trạng hoạt động của tủ điều khiển các máy bơm cứu hỏa PCCC.
– Kiểm tra đèn báo pha để test xem nguồn 3 pha vào có bị mất pha không.
– Kiểm tra đèn báo quá tải để test xem máy bơm có bị quá nhiệt hay quá tải không.
– Kiểm tra đồng hồ volt, ampe nhằm xem giá trị điện áp nguồn vào có đủ không.
– Kiểm tra chế độ hoạt động của tủ (luôn ở chế độ auto).
– Kiểm tra CB tổng + CB điều khiển máy bơm: Xem các CB có sự cố khác thường không , CB luôn ở trạng thái ON
– Rơle trung gian + Delay timer: Test xem các tiếp điểm có đóng ngắt tốt không.
– Kiểm tra bộ sạc bình tự động: Giá trị điện áp AC vào và nguồn DC ra bình.
2. Bảo dưỡng bảo trì đối với máy bơm điện + máy bơm bù áp
– Kiểm tra trạng thái của máy bơm: có bị quá nhiệt không, tốc độ quay có bình thường không, có tiếng kêu lạ không, kiểm tra xem máy có bị rò điện không.
– Máy bơm dầu diezen: có bị quá nhiệt không, tốc độ quay có bình thường không, có tiếng kêu lạ không, kiểm tra xem máy có bị rò điện không.
– Kiểm tình trạng rò rỉ dầu nhớt của máy.
– Kiểm tra bình đề: volt bình, mực nước bình, các cọc tiếp xúc, tình trạng rò rỉ của bình.
– Kiểm tra các đường ống cứu hỏa chính dẫn lên các tầng
– Kiểm tra các van khóa đường ống dẫn nước chính cấp cho các tầng.
– Kiểm tra các đường ống chính cấp nước cho các tầng có bị rò rỉ không.
– Kiểm tra đồng hồ đo áp lực nước.
– Kiểm tra hệ thống các vòi phun nước cứu hỏa ở các tầng.
3. Kiểm tra đối với hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler
– Thử chức năng chữa cháy của đầu sprinkler (tháo rời đầu Sprinkler).
– Vệ sinh hệ thống sprinkler
– Vận hành hai Valve phía sau hai nhà kho để kiểm tra đảm bảo hệ thống luôn có nước và thay nước mới trong hệ thống.
– Kiểm tra chuông báo động của trạm bơm:
+ Hệ thống Hose Reel
– Xả nước cũ, thay nước mới vào hệ thống.
– Vận hành bằng tay các Valve phía sau nhà kho để kiểm tra áp suất hạ xuống.
– Kiểm tra Valve: Vận hành các Valve, hút, đẩy, thử, thao tác đóng mở các van, kiểm tra ốc vít các van.
Các bạn có thể quan tâm: Vai trò quan trọng của việc bảo trì PCCC
4. Bảo trì hệ thống chữa cháy vách tường
– Kiểm tra bằng mắt tất cả các cuộn vòi.
– Kiểm tra vật tư cuộn vòi.
– Kiểm tra cuộn vòi chữa cháy
+ Căng, trải vòi phun, thử độ kín vòi
+ Tháo xã vòi phun, phơi và đặt vào tủ.
– Kiểm tra thao tác đấu nối cuộn vòi vào van, đóng mở tủ vài lần để kiểm tra, tra dầu khi cần thiết.
– Kiểm tra độ kín của Van, thay ron nếu cần.
– Xả thử nước hệ thống chữa cháy
– Sửa chữa các hư hỏng tìm thấy khi kiểm tra
5. Kiểm tra bảo dưỡng hệ thống trụ nước ngoài trời
– Kiểm tra tất cả các trụ nước PCCC
– Xả thử nước không áp
– Loại bỏ nước trong ống
– Bơm lại nước mới
6. Kiểm tra các valve khống chế
– Đóng mở các van ở các hố van.
– Cho dầu mở vào từng van.
– Thay ron nếu cần.
7. Đối với bình chữa cháy cầm tay, quả cầu chữa cháy
– Kiểm tra đồng hồ áp suất bình/ quả cầu.
– Kiểm tra và niêm phong chì.
Trong đó, với từng thiết kế hạ tầng, kiến trúc khác nhau, chúng tôi sẽ áp dụng dịch vụ linh hoạt và phù hợp nhằm đem lại sự an toàn nhất cho khách hàng