Đầu Van Chữa Cháy – Thiết Bị PCCC
Van chữa cháy là một trong những thiết bị quan trọng, hỗ trợ cho hoạt động của hệ thống phòng cháy chữa cháy, đảm bảo hệ thống an toàn khi vận hành. Hệ thống chữa cháy muốn hoạt động tốt cần có van chữa cháy.
Đầu Van Chữa Cháy
– Van chữa cháy được thiết kế như những loại van thông thường nhưng được tích hợp thêm tính năng báo động khi có sự cố cháy nổ xảy ra
– Van chữa cháy gômg các bộ phận : thân van, đồng hồ đo áp suất, chuông và công tắc áp suất.
– Van chữa cháy báo động được kết hợp với nhiều bộ phận khác nhau như : van 1 chiều, hệ thống pilot, van xả, chuông nước,
Đầu Van Chữa Cháy PCCC
– Van chữa cháy được lắp vào hệ thống phòng cháy chữa cháy với nhiệm vụ kiểm soát dòng chảy của nước vào hệ thống. Khi áp suất cân bằng hoặc bị giảm sâu dưới áp lực cấp nước, van sẽ báo động và mở để thực hiệ việc chữa cháy.
– Van chữa cháy dạng này chúng ta có thể vận hành bằng tay hay điều khiển tự động.
Ứng dụng của van chữa cháy :
– Được lắp trên hệ thống đường ống với nhiệm vụ chính là cảnh báo khi có sự cố xảy ra. Khi gặp sự cố nó sẽ kích hoạt và phát tín hiệu đến hệ thống chữa cháy. Đó là các đầu phun nước dập lửa, đầu báo khói, đầu báo cháy
– Được sử dụng trong hệ thống chữa cháy để kiểm soát, phát tín hiệu. Van sẽ phát tín hiệu khi hệ thống máy móc bị hư hỏng hay gặp sự cố. Điều này giúp chúng ta dễ dàng kiểm soát và khắc phục sự cố kịp thời
– Ngăn nước trong hệ thống Sprinkler giúp nước không bị chảy ngược vào bể chứa khiến nguồn nước bị bẩn . Đồng thời giúp nước trong hệ thống phun nước để cần dùng khi chữa cháy.
Tầm quan trọng của van cứu hỏa :
– Van cứu hỏa giữ vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống phòng cháy chữa cháy. Nếu chúng ta không sử dụng van cứu hỏa thì sẽ khó kiểm soát được khả năng cháy nổ. Và cũng có thể gặp các rắc rối khi không có van cứu hỏa như :
+ Phải tự vận hành van để lấy nước có thể đi vào hệ thống và đầu phun. Điều này gây mất thời gian, mất công sức và ảnh hưởng tới quá trình chữa cháy. Có thể gây ra nguy hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng và tài sản do không chữa cháy kịp thời
+ Hệ thống chữa cháy sẽ luôn ở trong tình trạng có nhiều áp lực. Khiến cho sự ăn mòn diễn ra nhanh chóng và nhiều hơn khiến cho hệ thống chữa cháy nhanh hỏng gây tốn kém nhiều chi phí cho việc thay thế, sửa chữa.
Quy trình kiểm tra van chữa cháy :
– Kiểm tra bằng mắt thường tình trạng kỹ thuật của van
– Dùng khí nén hoặc chất lỏng nâng áp suất để kiểm tra áp suất tác động và áp suất đóng của van
– Kiểm tra độ kín của van
– Việc bảo dưỡng, kiểm tra cần phải có sự hỗ trợ từ các thiết bị chuyên dụng và đội ngũ kỹ thuật đào tạo cơ bản.