Bảo trì hệ thống phòng cháy chữa cháy Bình Dương

 

Theo thông tư 52/2014 (Thông tư quy định về quản lý, bảo trì pccc, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy và chữa cháy) do cục Cảnh sát PCCC và bộ Công an đưa ra).

TRÍCH TẠI MỤC 7 VỀ BẢO QUẢN, BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG BÁO CHÁY, CHỮA CHÁY

Điều 26. Bảo quản, bảo dưỡng hệ thống báo cháy tự động, bán tự động

1. Hệ thống báo cháy tự động, bán tự động sau khi lắp đặt phải được chạy thử nghiệm để kiểm tra chất lượng và chỉ được đưa vào hoạt động sau khi có kết quả chạy thử nghiệm cho thấy hệ thống đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của thiết kế và các tiêu chuẩn liên quan.

2. Hệ thống báo cháy tự động, bán tự động sau khi đưa vào hoạt động phải được kiểm tra ít nhất mỗi năm hai lần để đánh giá chất lượng và khả năng hoạt động của các thiết bị trong hệ thống.

3. Việc bảo quản định kỳ được thực hiện tuỳ theo điều kiện môi trường nơi lắp đặt và theo hướng dẫn của nhà sản xuất, nhưng ít nhất hai năm một lần phải tổ chức bảo quản toàn bộ hệ thống.

Việc bảo quản hệ thống báo cháy tự động, bán tự động phải tuân theo chỉ dẫn của nhà sản xuất và theo TCVN 5738:2000.

Điều 27. Bảo quản, bảo dưỡng hệ thống chữa cháy tự động, bán tự động

1. Hệ thống chữa cháy tự động, bán tự động sau khi lắp đặt phải được chạy thử nghiệm để kiểm tra chất lượng và chỉ được đưa vào hoạt động sau khi có kết quả chạy thử nghiệm cho thấy hệ thống đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của thiết kế và các tiêu chuẩn liên quan.

2. Hệ thống chữa cháy tự động, bán tự động sau khi đưa vào hoạt động phải được bảo trì pccc định kỳ mỗi năm 01 lần để đánh giá chất lượng và khả năng hoạt động của các thiết bị trong hệ thống.

3. Việc bảo quản hệ thống chữa cháy tự động, bán tự động phải tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất và các tiêu chuẩn chuyên ngành (TCVN 6101:1996, TCVN 6305:1997, TCVN 71611:2002, TCVN7336:2003, các tiêu chuẩn khác có liên quan).

Quy trình bảo trì hệ thống PCCC

1. Bình chữa cháy

  • Kiểm tra đồng hồ, áp suất bình/ quả cầu.
  • Tiến hành nạp sạc lại bình nếu đã đến thời hạn
  • Kiểm tra và niêm phong chì.
  • Kiểm tra thời hạn kiểm định bình chữa cháy.
  • Kiểm tra các hướng dẫn vị trí bình và cách sử dụng bình.
  • Đảm bảo đạt TCVN về bảo dưỡng bình chữa cháy.

2. Hệ thống chữa cháy vách tường

Tủ cuộn vòi chữa cháy

  • Kiểm tra trực tiếp bằng mắt tất cả các cuộn vòi.
  • Kiểm tra vật tư cuộn vòi.
  • Kiểm tra cuộn vòi, đầu phun chữa cháy.
  • Thực hiện căng, trải, thử độ kín của vòi.
  • Tháo xã vòi phun, phơi và đặt vào tủ.
  • Kiểm tra thao tác đấu nối cuộn vòi vào van..
  • Đóng, mở tủ vài lần để kiểm tra tình trạng, tra dầu khi cần thiết.
  • Sửa chữa các lỗi hư hỏng tìm thấy.

Trụ nước trong ngoài trời

  • Kiểm tra tất cả các trụ nước sẵn có.
  • Xả thử nước không áp.
  • Loại bỏ nước còn lại trong ống.
  • Bơm lại nước mới.
  • Kiểm tra toàn bộ hệ thống van và đường ống chữa cháy.
  • Kiểm tra, bảo trì hệ thống pccc đường ống nước, chịu trách nhiệm sơn lại các đường ống bị rỉ sét
  • Kiểm tra, bảo trì tất cả các van nước

 

3. Kiểm tra hệ thống máy bơm cứu hỏa

Máy bơm

  • Kiểm tra trạng thái của máy bơm: có bị quá nhiệt không, tốc độ quay có bình thường không, có tiếng kêu lạ không, kiểm tra xem máy có bị rò điện không.
  • Máy bơm dầu điêzen: có bị quá nhiệt không, tốc độ quay có bình thường không, có tiếng kêu lạ không, kiểm tra xem máy có bị rò rỉ nước không.
  • Kiểm tra tình trạng rò rỉ dầu nhớt của máy.
  • Kiểm tra bình đề: volt bình, mực nước bình, các cọc tiếp xúc, tình trạng rò rỉ của bình.
  • Kiểm tra các đường ống cứu hỏa chính dẫn lên các tầng:
  • Kiểm tra các van khóa đường đường ống dẫn nước chính cấp cho các tầng.
  • Kiểm tra các đường ống chính cấp nước cho các tầng có bị rò rỉ không.
  • Kiểm tra đồng hồ đo áp lực nước.
  • Kiểm tra và bảo trì pccc hệ thống spinkler chữa cháy tự động và vòi phun nước cứu hỏa ở các tầng.

 

BẢO TRÌ HỆ THỐNG BÁO CHÁY

4. Kiểm tra hệ thống báo cháy và tủ trung tâm

Tủ trung tâm

  • Kiểm tra đèn báo pha: nguồn 3 pha vào có bị mất pha không.
  • Kiểm tra tín hiệu thông số kỹ thuật bo mạch.

Kiếm tra bộ phận nguồn

  • Đèn báo quá tải: máy bơm có bị quá nhiệt hay quá tải không.
  • Kiểm tra đồng hồ volt, ampe: giá trị điện áp nguồn vào có đủ không.
  • Kiểm tra chế độ hoạt động của tủ (luôn ở chế độ auto).
  • Kiểm tra CB tổng + CB điều khiển máy bơm: xem các CB có sự cố khác thường không, CB luôn ở trạng thái ON.
  • Rơle trung gian + Delay timer: test xem các tiếp điểm có đóng ngắt tốt không.
  • Kiểm tra bộ sạc bình tự động: giá trị điện áp AC vào và nguồn DC ra bình.
  • Lập trình lại trung tâm, bảng điều khiển, tín hiệu đèn, bàn phím, màn hình, chương trình vv… (nếu cần).
  • Lau chùi tiếp điểm và thổi bụi.
  • Test lại toàn bộ tủ điều khiển sau khi đã kiểm tra và bảo dưỡng.

 

Hệ thống dây và cáp tín hiệu

  • Kiểm tra lại toàn bộ hệ thống dây cáp tín hiệu.
  • Xác định lại độ bền và an toàn của các mối nối cáp.
  • Bổ sung các mối nối cần thiết.

Kiểm tra đầu báo cháy

  • Kiểm tra bộ phận nguồn của đầu
  • Đo các thông số kỹ thuật,
  • Lau chùi các tiếp điểm, lau chùi bụi,…
  • Vệ sinh toàn bộ các đầu báo,test khói và các hoạt động của hệ thống, đầu dò tín hiệu.

Kiểm tra nút nhấn khẩn

  • Kiểm tra bộ phận nguồn.
  • Kiểm tra bộ phận cung cấp tín hiệu.
  • Lau chùi bụi bẩn và các đầu nối tiếp xúc với nút nhấn.

Còi báo cháy

  • Kiểm tra âm thanh của còi.
  • Kiểm tra bộ phận nguồn.
  • Kiểm tra dây tín hiệu.
  • Lau chùi các tiếp điểm của còi báo cháy.

Đèn chớp

  • Kiểm tra bộ phận nguồn.
  • Kiểm tra bộ phận cung cấp tín hiệu.
  • Lau chùi bụi và các tiếp điểm.

Kiểm tra các loại đèn khác ( mắt ếch, exit )

  • Kiểm tra nguồn của đèn.
  • Test thử hoạt động của đèn.
  • Lau chùi và vệ sinh đèn.

5. Chạy thử lại toàn bộ hệ thống pccc

  • Sau khi hoàn tất quá trình bảo trì hệ thống sẽ tiến hành chạy thử để kiểm tra hoạt động của hệ thống.
  • Bàn giao và hướng dẫn lại cho nhân viên phụ trách tại đơn vị để quản lý và kiểm soát toàn bộ hệ thống.
  • Bàn giao hệ thống báo động hoạt động đồng bộ sau khi hoàn tất quá trình bảo trì.
  • Hướng dẫn nhân viên phụ trách vận hành và kiểm soát thiết bị toàn bộ công ty.
  • Hoàn tất bản vẽ và hồ sơ bố trí các thiết bị.
  • Lập biên bản kiểm tra và bàn giao lại toàn bộ hồ sơ.

Sau kiểm tra bảo trì, chúng tôi sẽ lập bảng thống kê nội dung mà chúng tôi đã thực hiện và bảng báo giá cho khách hàng để các bên liên quan làm việc với nhau một cách nhanh chóng, dễ dàng và đem lại hiểu quả làm việc cao nhất.

Bảo trì hệ thống PCCC tại Bình Dương

Việc sử dụng và bảo trì hệ thống đúng cách và đúng thời điểm sẽ giúp hệ thống hoạt động bền bỉ và chính xác hơn.

Vì vậy mỗi doanh nghiệp hãy chọn một đơn vị bảo trì hệ thống PCCC chuyên nghiệp và có mức chi phí sửa chữa tốt nhất.

Lợi ích khi chọn PCCC Ngày Đêm

  • Giá cạnh tranh nhất tại Bình Dương
  • Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp có nhiều năm kinh nghiệm
  • Thi công theo đúng với thời gian yêu cầu
  • Chất lượng hoàn thiện tốt nhất
Tags